Nội Dung Chính
Mâm lễ cúng thôi nôi đơn giản cho bé trai cần những gì?
Trình bày mâm cúng thôi nôi cho bé là sự tạ ơn với vị thần linh và mong muốn thần linh phù hộ cho bé khoẻ mạnh, mau ăn chóng lớn. Phong tục lễ cúng thôi nôi truyền lại cho các thế hệ trẻ đang ngày càng bị mai một nên nhiều cha mẹ trẻ không biết nên làm lễ cúng thôi nôi vào thời gian nào?
Lễ cúng thôi nôi trong 1 tuổi (Cúng mụ) là phong tục mang nặng yếu tố tâm linh từ ngàn đời của dân tộc ta, chính vì thế nên các lễ vật được dùng trong lễ cúng thôi nôi đều là những món ăn hoặc đồ lễ quen thuộc với văn hóa lúa nước và có thể tìm được khá dễ dàng ở khắp nơi.
Tìm hiểu thêm:
- Thôi Nôi Là Gì? Thôi Nôi Tặng Gì? Lễ Thôi Nôi Bao Nhiêu Tháng?
- Tết Đoan Ngọ Cúng Gì?Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ Gồm Những Gì?
Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé.
Theo truyền thống, ngày cúng thôi nôi cho trẻ được tính theo âm lịch và phụ thuộc vào giới tính trẻ “gái sụt 2, trai sụt 1”. Nếu bé gái, ngày cúng thôi nôi sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày sinh (âm lịch), còn bé trai lùi lại một ngày.
Cúng thôi nôi bé trai miền Nam có gì đặc biệt ?
Như đã nói, không chỉ ở miền Nam có tục cúng thôi nôi mà ở miền nào cũng có, chỉ có điều tùy vào địa phương mà lễ cúng có thể có tên gọi khác và những lễ vật có thay đổi đôi chút. Sự thay đổi trong các lễ vật chủ yếu phụ thuộc vào sản vật sẵn có của địa phương.
Lễ vật chuẩn bị cúng thôi nôi bé trai miền Nam.
- Xôi gấc
- Chè đậu trắng hoặc chè viên
- Gà luộc
- Cháo trắng hoặc cháo gà
- Trái cây ngũ quả
- Hoa tươi (đồng tiền hoặc cát tường)
- Trầu cau
- Trà, rượu
- Giấy thế
- Bộ áo, hài bà mụ (13 bộ)
- Giấy bình an
- Giấy mẹ sanh mẹ độ
- Đèn cầy