Việt Nam là một những quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, các ngày lễ trong năm thường khá quan trọng. Mâm cúng, lễ cúng với mong muốn tổ tiên, thần linh và các bậc thánh thần phù hợp giúp việc làm ăn diễn ra suôn sẻ, sức khoẻ và bình an trong cuộc sống.
Trong bài viết hôm nay, Bếp Inox Việt Nam chia sẻ chi tiết về các mâm cúng trong năm và các trình bày mâm cúng chuẩn phong tục Việt trong năm nhé!
Tìm hiểu thêm:
- Xử lý nước thải của bếp nhà hàng bằng bể tách dầu mỡ có hiệu quả không?
- Tủ Hâm Nóng Thức Ăn – Thiết Bị Tiện Ích Cho Các Cơ Sở Kinh Doanh Ăn Uống
- Những mẫu thùng đá inox quầy bar bán chạy nhất hiện nay
Nội Dung Chính
- 1 Mâm Cúng Thần Tài Thổ Địa Gồm Những Gì | Cách Chuẩn Bị Lễ Cúng Vía Thần Tài Đầy Đủ
- 2 Mâm cúng Ông Công Ông Táo 23 tháng Chạp Gồm Những Gì?
- 3 Mâm cúng động thổ xây nhà chuẩn bị thế nào là tốt nhất?
- 4 Mâm cúng khai trương công ty, cửa hàng gồm những gì?
- 5 Cách chuẩn bị mâm cúng thôi nôi đầy đủ và dễ nhớ nhất.
- 6 Mâm cúng đầy tháng cho bé đơn giản, cách bày trí mâm cúng đầy tháng đầy đủ nhất
- 7 Mâm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản, Bài Cúng Nhập Trạch Chi Tiết Nhất.
- 8 Cách Sắp Mâm Cúng Căn Cho Bé Trai và Bé Gái 3,6,9, 12 Tuổi.
- 9 Mâm cúng cô hồn tháng 7 cần chuẩn bị những gì?
Mâm Cúng Thần Tài Thổ Địa Gồm Những Gì | Cách Chuẩn Bị Lễ Cúng Vía Thần Tài Đầy Đủ
Mâm cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì? Mâm cúng ngày vía Thần Tài cần chuẩn bị những lễ phẩm gì? Thần Tài – thổ thần thích cúng gì? Là những câu hỏi được nhiều người tìm kiếm trong thời kì vừa qua.
Dù không quá xa lạ với nhiều gia đình Việt, song không phải ai cũng biết cách thờ phụng Thần tài – thổ thần đúng phong tục lễ nghi.
Khác với phong tục thờ tự gia tiên, thờ cúng Thần Tài – thổ thần được thực hiện thường xuyên và cũng có nhiều điều cần xem xét giữa việc cúng kính trong các ngày thường và việc thực hiện thờ tự trong những ngày đặc biệt như ngày Vía Thần Tài.
Cúng thần tài thổ địa gồm những lễ vật gì?
Người ta chia việc cúng bàn thờ thần tài ông địa ra thành 3 loại khác nhau là:
- Lễ vật cúng Thần tài hàng ngày
- Lễ vật cúng Thần tài ngày rằm, mồng một
- Lễ vật cúng Thần tài ngày Vía Thần tài
Cúng thần tài – Thổ địa hàng ngày
Nên thắp hương cúng bàn thờ thần tài hàng ngày, nhất là với những người làm kinh doanh, mua bán. Việc này sẽ giúp mang đến sự may mắn, thuận lợi và tài lộc trong công việc. thường ngày thì nên cúng Thổ Địa – Thần Tài như sau:
- Hoa tươi: thường là hoa cúc, hoa hồng, hoa ly, …Bạn nên chọn hoa tươi và để được lâu trên bàn thờ.
- Chén nước thờ, nên thay mỗi ngày.
- Đĩa hoa quả: cúng thần thì nên chọn những loại có hình dáng tròn đầy, căng mọng. Nên tránh những loại quả có gai mang sát khí
- Tách cafe cho Thần tài, Thổ địa.
- Ngoài ra các vị thần ưa sạch nên bạn cũng nên giữ bàn thờ thật sạch sẽ nhé!
Chỉ cần đơn giản như vậy để cúng thần tài hàng ngày. Và chỉ cần thành tâm thờ cúng thì bạn sẽ được chứng giám.
Lễ cúng thần tài – ông địa ngày mồng một và ngày rằm
Vào các ngày rằm và mùng một thì gia chủ nên dâng lên bàn thờ thần tài các lễ vật như sau:
- Đĩa hoa quả: nên bày ngũ quả đủ màu sắc. Điều này giúp tượng trưng cho sự no đủ, dư giả. Đồng thời là để thể hiện mong muốn cho việc làm ăn được may mắn, thuận lợi.
- Lọ hoa tươi.
- Nước thờ.
- Rượu thờ.
- Đĩa thịt luộc để nguyên miếng.
- 1 quả trứng luộc.
- 1 con tôm luộc.
- Trầu cau (1 lá trầu, 1 quả cau).
- Ngoài ra vào các ngày này gia chủ có thể bày thêm một số đồ cúng khác như: Bia, nước ngọt, bánh kẹo,…
Các lễ vật cúng ngày vía Thần Tài
Ngày 10 tháng giêng là ngày đặc biệt dành cho Thần Tài, vì vậy được gọi là ngày vía thần tài. Vì vậy vào ngày này lễ vật cúng Thần tài cũng có sự thay đổi, và chăm chút hơn so với ngày thường hay các ngày rằm, mồng một. Với các vật phẩm thờ cúng như sau:
- Lọ hoa tươi
- Mâm ngũ quả tươi
- Nước thờ
- Rượu thờ
- Tiền vàng mã
- Muối hạt sạch
- Trầu cau: 1 quả cau, 1 lá trầu
- Bao thuốc lá mở gói kéo vài điếu ra, giống như đang mời
- Bộ tam sên: Thịt lợn luộc, 1 quả trứng luộc, 1 con tôm luộc
- Tiền lẻ
- Bánh kẹo (1 đĩa) hoặc 1 hộp
- 1 đĩa xôi, người ta thường cúng xôi đỗ
- Cá lóc nướng (nếu không có cũng không sao)
Trên đây là mâm cúng lễ đầy đủ cho Thần Tài – thổ Địa thường được các gia đình lựa chọn. Gia chủ có thể thêm hoặc bớt lễ vật theo ý thích của mình. Nhưng đảm bảo sự chỉn chu và đầy đủ cho mâm lễ cùng sự thành tâm là được.
Mâm cúng Ông Công Ông Táo 23 tháng Chạp Gồm Những Gì?
Cúng ông táo, ông công, cúng táo quân gồm những gì? Có cần chuẩn bị lễ cúng hay không?
Cứ vào mỗi dịp 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình ở Việt Nam lại chuẩn bị làm lễ cúng táo quân với biểu thị cuộc sống của gia chủ trong một năm vừa qua. Cá chép đưa ông táo về trời công bố công việc của cả một năm và mang hi vọng năm mới đủ đầy, hạnh phúc của gia chủ.
Cách chuẩn bị mâm cúng ông công, ông táo chuẩn phong tục Việt.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.
Thông thường, mâm cỗ cúng truyền thống bao gồm rất nhiều món, bao giờ cũng có các món ăn và lễ vật.
Lễ vật cúng ông Công ông Táo bao gồm: mũ ông Công ba lỗ hoặc ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có cánh chuồn, mũ Táo bà không có. Những mũ này được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.
Để giản tiện, có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công có hai cánh chuồn, kèm với một chiếc áo và đôi hia giấy. Những đồ này sẽ được đốt sau khi lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp kết thúc.
Theo tục xưa, với những nhà có trẻ con người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc phải thuộc gà cồ mới tập gáy (gá mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.
Ngoài ra, ở miền Bắc còn có tục thả cá chép để các Táo quân có phương tiện về chầu trời. Ở miền Trung người ta cúng một con ngựa bằng giấy có yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật, gia đình có thể làm lễ mặn với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu măng… hoặc lễ chay với trầu cau, hoa quả cùng giấy vàng bạc.
LỄ VẬT CHUẨN BỊ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO BAO GỒM.
- 1 đĩa gạo;
- 1 đĩa muối;
- 5 lạng thịt vai luộc;
- 1 bát canh măng;
- 1 đĩa xào thập cẩm;
- 1 đĩa giò;
- 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống);
- 1 đĩa xôi gấc,
- 1 đĩa hoa quả;
- 3 chén rượu;
- 1 quả cau, lá trầu;
- 1 lọ hoa cúc;
- 1 tập giấy tiền, vàng mã.
Ngày nay, các bà nội trợ thường không có đủ thời gian để chuẩn bị đầy đủ các món ăn trên. Vì thế, các chị em có thể chuẩn bị những món hơi khác nhưng cũng vẫn giữ được tính truyền thống và bản sắc.
Khi cúng ông Táo, mâm cỗ cúng phải đặt trong bếp, hoặc cạnh bếp. Có gia đình còn làm hai mâm cỗ, 1 mâm đặt trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ. Mâm cỗ đề huề tượng trưng cho sự no ấm quanh năm của cả gia đình.
>>>Có thể bạn quan tâm: Bài văn khấn cúng ông công, ông táo
Mâm cúng động thổ xây nhà chuẩn bị thế nào là tốt nhất?
Mâm cúng động thổ xây nhà chuẩn bị như thế nào để đảm bảo đầy đủ và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Tham khảo mâm cúng cơ bản sau đây để có thể biết cách tự chuẩn bị mâm cúng.
Cúng động thổ xây nhà là một trong những sự kiện vô cùng quan trọng đối với những ai xây dựng nhà mới. Đây là một trong những phong tục đẹp của dân tộc ta truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đến nay thi tục lễ cúng động thổ xây nhà vẫn được rất nhiều gia đình duy trì như một nét đẹp văn hóa. Đồng thời với ý nghĩa tâm linh là để cầu mong nhiều điều may mắn và thuận lợi khi chúng ta xây dựng nhà mới.
Để giúp cho bạn đọc có thể chuẩn bị được đầy đủ lễ vật cho mâm cúng động thổ thì chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin liên quan. Giúp cho việc lựa chọn lễ vật cho mâm cúng động thổ đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất.
Mâm cúng động thổ xây nhà chuẩn bị như thế nào để tươm tất?
Một phần không thể thiếu khi chúng ta tổ chức lễ cúng động thổ xây nhà đó là chuẩn bị mâm lễ. Một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm khi tổ chức lễ cúng động thổ đó là chuẩn bị mâm lễ như thế nào để đầy đủ nhất.
Nếu như bạn cảm thấy quá khó khăn trong việc chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng động thổ xây dựng nhà ở thì có thể tham khảo một vài gợi ý sau đây. Mỗi một vùng thì sẽ có một mâm cúng lễ vật khác, tuy nhiên mâm cúng mà chúng tôi chia sẻ là mâm cúng cơ bản.
- Một con gà
- Một đĩa muối
- Một bát gạo
- Một bát nước
- Năm cái oản đỏ
- Năm lễ vàng tiền
- Một đĩa muối gạo
- Một đinh vàng hoa
- Nửa lít rượu trắng
- Bao thuốc, lạng chè
- Chín bông hoa hồng đỏ
- Một đĩa xôi hoặc bánh chưng
- Ba hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước
- Trầu cau têm sẵn
- Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng
- Một bộ tam sên bao gồm một miếng thịt luộc, một con tôm luộc và một quả trứng vịt luộc
- Dĩa ngũ quả
Mâm cúng khai trương công ty, cửa hàng gồm những gì?
Mâm cúng khai trương công ty, cửa hàng gồm những gì? Một số lưu ý khi cúng khai trương công ty, cửa hàng mà bạn cần biết.
Việc tổ chức lễ khai trương của các công ty hay nhà hàng là một trong những dịp vô cùng quan trọng. Chúng mang những ý nghĩa lớn, giúp cho công việc làm ăn, buôn bán được thuận lợi, phát tài phát lộc.
Do đó, bạn cần chuẩn bị chu đáo cho buổi lễ này, đặc biệt là mâm cúng khai trương công ty, cửa hàng. Chúng là những lễ vật thể hiện được lòng thành của bạn, gia đình, công ty dành cho những vị thần linh.
Mâm cúng khai trương công ty, cửa hàng, shop quần áo gồm những gì?
Một mâm cúng khai trương công ty, cửa hàng sẽ gồm nhiều lễ vật khác nhau. Sự khác nhau này chủ yếu phụ thuộc vào phong tục tập quán hay thói quen của người dân ở mỗi vùng miền khác nhau.
Thế nhưng, việc bày ra các mâm cúng lớn cũng không thể hiện được rằng tấm lòng thành của mình là rất lớn. Vì vậy, một mâm cúng chỉ cần đầy đủ những món lễ vật cần thiết là bạn có thể tiến hành lễ cúng khai trương công ty, cửa hàng.
Một mâm cúng cho lễ khai trương công ty, cửa hàng sẽ bao gồm những lễ vật sau:
- 2 cây nên hoặc 2 cây đèn cầy giống nhau.
- 1 lọ hoa tươi. Bạn có thể sử dụng hoa cúc hoặc hoa đồng tiền.
- 3 nén hương. Nên chọn loại hương chất lượng để có mùi thơm dễ chịu.
- 1 đĩa trầu cau
- 1 bộ vàng mã dùng trong việc cúng khai trương công ty, cửa hàng.
- Bộ 3 đĩa xôi, 3 chén nước và 3 chén chè.
- 1 mâm ngũ quả. Bạn có thể chọn 5 loại trái cây khác nhau với nhiều màu sắc và ý nghĩa.
- 1 Con gà luộc để nguyên con. Nếu bạn có điều kiện có thể sử dụng đầu heo quay hoặc heo sữa quay.
Hoàn thành mâm cúng khai trương công ty, cửa hàng xong là bạn đã hoàn thành được phần quan trọng nhất trong buổi lễ. Bạn cũng cần có một sự sắp xếp các lễ vật một cách hợp lý trên bàn để tạo sự ngăn nắp, gọn gàng nhất.
Một số lưu ý khi cúng khai trương công ty, cửa hàng
CÚNG KHAI TRƯƠNG CÔNG TY, CỬA HÀNG Ở NGOÀI SÂN
- Vị trí đặt mâm cúng luôn là điều mà mọi người thắc mắc nhất. Bởi nhiều người cho rằng mâm cúng khai trương phải đặt ở ngoài sân, nhưng cũng có những người lại nói mâm cúng phải đặt trong nhà. Vậy đáp án chính xác nhất là gì?
- Như bạn đã biết, việc tổ chức buổi lễ cúng khai trương công ty, cửa hàng là để báo cáo, thể hiện lòng thành của mình với các vị thần linh, các vị cai quản khu vực đó như thổ địa, thổ công,…
- Do đó, việc đặt mâm cúng phải đặt ở ngoài sân. Mâm cúng phải đặt phía trước của cửa hàng hay công ty chuẩn bị khai trương.
- Vị trí đặt này cũng mang ý nghĩa như một lời xin phép về việc thực hiện các hoạt động buôn bán, kinh doanh tại địa điểm này. Sau khi buổi lễ cúng khai trương công ty, cửa hàng kết thúc thì bạn mới có thể vào trong nhà và triển khai các kế hoạch, hoạt động của mình.
CHUẨN BỊ VĂN KHẤN VÀ ĐỌC THÀNH TÂM
- Văn cúng khai trương công ty, cửa hàng cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong buổi lễ này. Bạn phải tìm hiểu và chuẩn bị trước bài văn khấn này. Bạn có thể học thuộc và chép bài văn khấn ra giấy để đọc khi thực hiện lễ cúng khai trương.
- Tuy nhiên, có một điều đặc biệt bạn cần chú ý, đó là việc cúng phải diễn ra thật thành tâm. Đọc văn khấn không chỉ là đọc cho đúng, không sai từ. Việc đọc văn khấn còn đòi hỏi bạn phải đặt cái tâm của mình vào trong đó. Sự thành tâm của mình mong muốn nhận được sự cho phép của các thần linh cũng như sự bảo vệ và trợ giúp của họ trong vấn đề kinh doanh, buôn bán.
- Bạn hãy đặt tâm huyết và lòng thành của mình vào buổi lễ cúng khai trương công ty, cửa hàng này. Chúng sẽ giúp bạn hoàn thành tốt buổi lễ này một cách trọn vẹn nhất.
CHUẨN BỊ ĐẦY ĐỦ CÁC LOẠI LỄ VẬT
- Việc kinh doanh, buôn bán là một điều vô cùng khó khăn và phải thực hiện rất nhiều việc khác nhau. Do đó, sẽ có những nhầm lẫn hay sai sót trong khâu chuẩn bị các lễ vật trong mâm cúng khai trương công ty, cửa hàng. Đây là một điều cấm kỵ không được xảy ra trong buổi lễ này. Bởi nếu bạn quên, chuẩn bị thiếu hoặc nhầm lẫn các lễ vật thì bạn có thể sẽ làm lỡ giờ tốt để cúng.
- Vì vậy, để buổi lễ khai trương công ty, cửa hàng được diễn ra một cách suôn sẻ và thành công nhất, bạn cần chuẩn bị các lễ vật một cách chu đáo nhất. Tốt nhất là bạn nên liệt kê các lễ vật cần chuẩn bị ra giấy, sau đó với mỗi một loại lễ vật bạn đã chuẩn bị thì đánh dấu tích vào. Điều này sẽ giúp bạn biết được mình đã chuẩn bị đầy đủ chưa, những món gì còn thiếu trong mâm cúng khai trương.
- Một mâm cúng khai trương công ty, cửa hàng là một điều rất quan trọng, chúng quyết định sự thành bại của buổi lễ. Vì vậy, chuẩn bị tốt một mâm cúng và tìm hiểu những lưu ý khi tiến hành buổi lễ sẽ giúp bạn có được một buổi khai trương thành công và ý nghĩa.
Cách chuẩn bị mâm cúng thôi nôi đầy đủ và dễ nhớ nhất.
Lễ thôi nôi còn được gọi là lễ cúng đầy năm. Chúng cũng được xem là ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ. Chỉ có một điểm khác biệt so những ngày sinh nhật bình thường thì trong ngày lễ thôi nôi này, trẻ sẽ được mẹ thực hiện một lễ cúng.
Theo nghĩa đen, “Thôi nôi” mang ý nghĩa đơn giản là trẻ thôi không còn nằm nôi nữa. Thay vào đó, vào thời điểm này, trẻ sẽ chuyển qua nằm giường. Xét về nghĩa bóng, “Thôi nôi” được xem là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé. Bé đã trưởng thành và khỏe mạnh hơn nhiều so với khoảng thời gian trước đó.
Từ sau thời điểm này, trẻ đã có khả năng độc lập hơn, bắt đầu lớn lên và tiếp xúc trực tiếp với cuộc đời của mình.
Cách cúng thôi nôi cho bé gồm những gì?
Việc chuẩn bị một lễ cúng thôi nôi cho bé sẽ bao hàm nhiều thứ không giống nhau. Tuy nhiên, trong các số ấy phải nói đến ba yếu tố rất là cần thiết. Chúng là các thứ không thể thiếu trong lễ cúng này.
Chuẩn bị mâm cúng cho 12 bà Mụ & 3 Đức Ông
Trong một lễ cúng thì không thể thiếu sự xuất hiện của mâm cúng. Đây sẽ là nơi fan sẵn sàng các món lễ vật dâng lên cho 12 bà Mụ & 3 Đức Ông. Đó là các vị thần đã luôn sát bên theo dõi và bảo vệ cho bé xíu. Nhất là 12 Bà Mụ, còn được gọi là 12 vị tiên nương, các vị này đã tạo hình hài cho bé xíu & quan tâm ngay từ lúc nằm trong bụng mẹ. Do đó, mâm cúng này cực kỳ cần thiết mà bạn cần phải chuẩn bị.
Một mâm cúng cho 12 bà mụ và 3 Đức Ông sẽ bao gồm những lễ vật sau:
- 1 mâm ngũ quả: bạn nên chọn 5 loại hoa quả khác biệt để đặt lên dĩa.
- 12 chén chè nhỏ tuổi & 1 chén chè lớn. (Bạn hoàn toàn có thể tận dụng chè trôi nước nếu là tổ chức lễ thôi nôi cho bé gái, sử dụng chè đậu trắng nếu là nhỏ bé trai).
- 12 đĩa xôi nhỏ tuổi và 1 đĩa xôi lớn (Sử dụng loại xôi đậu xanh, xôi gấc hoặc xôi phối hợp 2, 3 màu).
- 12 chén cháo trắng nhỏ dại & 1 chén cháo trắng lớn.
- 1 con gà luộc cả con (có thể thay thế bằng vịt luộc)
- Bánh hỏi, bánh chưng
- Nến hoặc đèn cầy, hương thắp.
- Hoa tươi đc cắm trong bình hoa
- Trà, rượu, nước
- Trầu cau đã têm cánh phượng.
- 1 hũ gạo, 1 hũ muối hạt
- Tiền vàng, giấy cúng thôi nôi cho trẻ
- Đồ chơi cho trẻ để tiến hành nghi thức bốc đồ.
Chuẩn bị bài văn khấn thôi nôi
Mỗi một lễ cúng bất kỳ đều có 1 bài văn khấn tương ứng. Lễ cúng thôi nôi cho trẻ cũng không ngoại lệ, bạn phải tìm hiểu kỹ về bài văn khấn này. Chúng cực kỳ cần thiết với lễ cúng này và là yếu tố luôn luôn phải có.
Chúng ta có thể tìm kiếm bài văn khấn này bên trên bất cứ trang web hay trang social nào. Khi mà thông tin càng ngày càng cách tân và phát triển thì việc đào bới tìm kiếm này đã hết quá gian nan. Bạn nên tìm & đọc trước bài văn khấn này để lễ cúng được ra mắt một cách trôi chảy như mong muốn, không bị bất cứ sai sót nào.
Chuẩn bị những món đồ chơi trong nghi thức bốc đồ
Vì trong lễ cúng thôi nôi sẽ có nghi thức bốc đồ cho trẻ nên bạn phải chuẩn bị những mặt hàng chơi sẵn. thông thường. Các món đồ chơi này sẽ mang trong mình một ý nghĩa nhất định. Phần nhiều chúng sẽ nói lên được công việc và nghề nghiệp tương lai cũng giống như tính cách của trẻ. Vì vậy, lễ bốc đồ này của trẻ được những bậc bố mẹ và những bạn thân bao quanh rất chờ đợi & háo hức.
Bạn sẽ phải chuẩn bị một số trong những đồ chơi thông thường & không còn xa lạ với cuộc sống của bản thân. bao hàm các thứ sau: sách vở, bút thước, tiền, bánh, gương, lược, đồ trang điểm, ống nghe, xe đồ chơi,…. bạn cũng có thể chọn 5 – 7 sản phẩm để cho vô rổ. Tiếp nối sẽ cho bé nhỏ chọn 3 trong những món mà bạn đã chuẩn bị trước đó.
Việc chọn lựa đồ này mặc dù không quyết định đúng chuẩn tương lai và tính cách của bé. Mặc dù vậy, đây luôn là một nghi thức, phong tục cổ điển có ý nghĩa nên mỗi cá nhân vẫn luôn tiến hành và truyền lại cho con cháu đời sau.
Cách làm một lễ cúng thôi nôi cho bé mặc dù hơi phức tạp nhưng cũng không đến nỗi quá gian nan. Nếu như bạn làm rõ về lễ cúng này và đặt tấm lòng của chính bản thân mình vào khi thực hiện, chắc chăn các bạn sẽ thấy vui mắt và dễ dàng.
Mâm cúng đầy tháng cho bé đơn giản, cách bày trí mâm cúng đầy tháng đầy đủ nhất
Lễ đầy tháng được tổ chức khi các bé đã nhìn thấy được 28 đến 29 lần bình minh, và được tính chủ yếu theo lịch âm. Nói nôm na chính là dựa theo giới tính của bé, kết hợp cùng quan niệm truyền miệng từ dân gian “gái lùi 2, trai lùi 1”, chúng ta sẽ biết được khi nào thì nên bắt đầu chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé.
Lễ vật chuẩn bị trước khi cúng đầy tháng cho bé
Lễ cúng đầy tháng cho bé là phong tục rất quan trọng của người Việt. Lễ cúng đầy tháng là lời cảm ơn đến các vị thần đã che chở, chăm sóc cho bé suốt trong thời gian thai kì và sau khi ra đời. Tiếp theo là việc cúng đầy tháng cho bé cũng mong muốn cầu bình an, sức khỏe cho bé được mau ăn chóng lớn.
Vì vậy, mâm cúng cúng đầy tháng cho bé phải được chuẩn bị kỹ về lễ vật trước khi dâng lên bàn tổ tiên. Để chuẩn bị mâm cỗ cúng đầy tháng, ngoài đồ cúng cho bàn thờ Phật, gia tiên, thần tài, ông địa… mâm cúng còn bao gồm các loại lễ vật sau:
- 13 đĩa xôi nhỏ ( xôi gấc hoặc xôi đậu xanh).
- 3 tô chè đậu trắng lớn và 12 chén chè đậu trắng nhỏ.
- 01 con gà luộc (đầy đủ mọi bộ phận)
- 01 bộ tam sên (bao gồm: thịt heo luộc hay quay, trứng luộc, cua hoặc tôm luộc).
- 01 bộ đồ hình thế (ghi ngày tháng năm sinh, tên của bé, cúng xong đem đốt đi để giải hạn cho bé)
- 13 đôi hài, 13 bộ váy áo đẹp, 13 miếng trầu cánh phượng và 13 nén vàng.
- Mâm ngũ quả có thể chọn 5 loại quả như dứa, cam hoặc quýt, nải chuối, táo, xoài…).
- Hoa tươi (thường chọn hoa ly, hoa đồng tiền, hoa cát tường…).
- Nhang, đèn, rượu, trà, nước muối, gạo,
Cách tính thời gian cúng đầy tháng cho bé
Theo quan niệm của ông bà xưa, em bé từ lúc chào đời đến khi tròn một tháng phải thực hiện nghi lễ cúng đầy tháng cho bé. Theo đó, cách tính thời gian cúng đầy tháng cho bé gái là lùi lại 2 ngày so với ngày sinh.
Nếu cúng đầy tháng bé trai sẽ lùi lại 1 ngày so với ngày sinh. Đây là quan niệm ông bà xưa vẫn truyền lại “gái lùi hai, trai lùi một”. Lễ cúng đầy tháng có thể được thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
Cách sắp xếp mâm cúng đầy tháng cho bé
Khi chuẩn bị mâm cúng xong, bước tiếp theo là dâng lễ vật lên bàn cúng. Việc dâng mâm quả cúng đầy tháng cho bé trai và các lễ vật cúng đầy tháng cho bé cũng phải tuân theo trình tự nhất định. Khi sắp xếp mâm đồ cúng đầy tháng dâng lên bàn tổ tiên, các bậc cha mẹ nên chia thành 2 mâm.
Một mâm nhỏ ở dưới và cách mâm lớn ở trên không quá 10cm. Trên mâm nhỏ thường bày lễ vật cúng kính 3 Đức Ông. Mâm lớn cao hơn sẽ bày lễ vật cúng 12 Bà Mụ. Cách sắp xếp mâm cúng luôn tuân theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức phía Đông là đặt bình hoa và phía Tây là vị trí đặt mâm ngũ quả.
Sau khi sắp xếp các mâm lễ vật trên bàn xong, thường có một người đại diện đứng ra thắp nén nhang dâng lên tổ tiên. Người này tuyên bố lý dong nghi thức cúng. Thường là ông nội, hoặc đại diện gia đình phía nội sẽ thực hiện nghi thức này.
Tiếp theo đó là bố hoặc mẹ của bé, mặc quần áo chỉnh tề, nghiêm túc sẽ thắp 3 nén nhang. Bố hoặc mẹ sẽ bế trẻ ra và đọc bài văn khấn cúng Mụ. Tùy từng địa phương và quan niệm của mỗi gia đình mà câu, từ trong bài khấn có sự khác nhau.
Trên đây là những điều cần làm khi tiến hành nghi thức cúng đầy tháng cho bé mà ba mẹ nào cũng cần biết.
Mâm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản, Bài Cúng Nhập Trạch Chi Tiết Nhất.
Lễ nhập trạch là một phong tục tập quán của người Việt Nam, được cha ông truyền lại từ đời này sang đời khác. Từ nhập trạch là một từ Hán Việt, trong đó “nhập” mang ý nghĩa và vào, “trạch” lại có nghĩa là nhà.
Do đó, bạn có thể hiểu nhập trạch là việc bạn dọn vào một ngôi nhà mới để ở và sinh sống. Lễ nhập trạch là một buổi lễ được xem như lời xin phép, thông báo đến các vị thần linh, thổ địa, thổ công đang cai quản để gia đình bạn dọn vào ngôi nhà mới.
Cách Sắp Mâm Cúng Căn Cho Bé Trai và Bé Gái 3,6,9, 12 Tuổi.
Nếu như bạn vẫn chưa biết tổ chức lễ cúng căn là gì, cúng căn cho bé gái, bé trai như thế nào? Bếp Inox Việt Nam xin hướng dẫn cho bạn toàn tập cách chuẩn bị lễ vật và cách cúng căn chi tiết nhất.
Cúng căn, cúng Mụ là một trong những sự kiện quan trọng sau việc tổ chức lễ đầy tháng và thôi nôi cho bé. Đôi lúc nhiều bậc cha mẹ muốn tổ chức lễ cúng căn cho con nhưng vẫn chưa biết cách chuẩn bị lễ vật và đọc bài văn khấn thế nào . Cũng như cách cúng như thế nào để đảm bảo đúng tâm linh của người Việt.
Mâm cúng cô hồn tháng 7 cần chuẩn bị những gì?
Theo truyền thống dân gian, cứ vào tháng 7 âm lịch, người Việt thường tổ chức lễ cúng cô hồn. Cúng cô hồn tức là cúng cho các vong linh đã khuất,… đó mà một việc làm tốt, đem lại phước báu.
Vậy đồ cúng cô hồn vào tháng 7 cần chuẩn bị những gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mời các bạn cùng tham khảo:
- Địa chỉ bán nồi điện nấu phở
- Nồi nấu cháo công nghiệp giá bao nhiêu?
- Tủ giữ nóng thức ăn công nghiệp
- Hệ thống chụp hút khói
- Thùng đựng đá inox